PHẬT GIÁO NÔNG SƠN
Ổn định - Kế thừa - Phát triển

Đóa hoa mùa hạ

Ngày Đăng: 22-06-2018

(PGNS)
Phật tử thường hay dâng cúng nhang đèn, bông hoa lên bàn thờ Phật như là một cách tôn kính và tưởng nhớ đến ân đức Tam bảo.
Hương hoa, nhang đèn là phẩm vật không thể thiếu trong việc cúng dường. Khi nhang đèn cháy hết và những bông hoa héo tàn qua thời gian nhắc nhở tất cả chúng ta rằng cuộc sống này chỉ là phù du thoáng qua, tất cả đều sẽ biến hoại, cuộc sống vốn dĩ vô thường.

dang hoa.JPG
Một Phật tử nhỏ thành kính dâng đèn cúng Phật tại thiền viện Phước Sơn (Đồng Nai)

Dâng hoa cúng dường Phật/ Bậc thương xót muôn loài/ Dâng hoa cúng dường Pháp/ Ðạo nhiệm mầu cứu khổ/ Dâng hoa cúng dưng Tăng/ Ruộng phước không gì bằng/ Hoa tươi đẹp sẽ tàn/ Thân giả hợp sẽ tan/ Nguyện tu mau chứng đạt/ Quả chân thường giải thoát (1).

Phật tử dâng hoa cúng dường đến Đức Phật để tưởng nhớ đến ân đức của Ngài. Vì lòng từ thương xót chúng sanh trong ba cõi, Ngài đã từ bỏ thế gian, ra đi tầm đạo giải thoát để tế độ chúng sanh. Thế Tôn là Người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì che kín, chỉ đưng cho người bị lạc hưng, đem đèn sáng vào trong bóng ti để những ai có mắt có thể thấy sắc (2).

Dâng hoa cúng dường Pháp bảo để tưởng nhớ đến ân đức của Giáo pháp, những lời dạy của Thế Tôn được lưu lại trong suốt 45 năm hoằng pháp độ sinh và được gìn giữ trong Tam tạng kinh điển. Pháp bảo chính là diệu dược có công năng tiêu diệt các bệnh phiền não của chúng sanh. Những ai thực hành theo Pháp bảo sẽ được mọi sự an lành, tiến hóa trong đời này và đời sau. Sau khi Thế Tôn Niết-bàn, không phải là chúng ta không còn Đạo sư hướng dẫn, chính những gì Ngài đã giảng dạy sẽ trở thành Đạo sư cho các hàng đệ tử noi theo. Này Ānanda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo sư của các ngươi (3).

Dâng hoa cúng dường Tăng bảo, những đệ tử xuất gia của Đức Phật, các ngài đã đắc quả Thánh hoặc còn phàm, là mô phạm của quần sanh, là vô thượng phước điền của chư thiên và nhân loại. Chư Thánh hiền tăng là những vị Thánh đệ tử đã đắc đạo quả giải thoát, gồm Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán; còn các vị phàm tăng là những vị đang nỗ lực thực hành Giáo pháp để tiến tới đạo quả giải thoát trong ngày vị lai. Những vị ấy vừa là việc tu học cho bản thân mà cũng là thực hành hạnh nguyện sứ giả Như Lai, đem giáo pháp thuyết giảng cho những người có tâm cầu học đạo giải thoát. Vì thế, các ngài cũng xứng đáng được cung kính, cúng dường.

Cúng dường hương hoa đến Tam bảo, chọn hoa tốt, chưng hoa đẹp để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ ân đức Tam bảo. Rồi hoa đó sẽ úa tàn, cũng vậy thân người này cũng phải già, bệnh và chết. Đó chính là quy luật của thế gian, không ai tránh khỏi được. Chính Đức Phật đã thuyết như vậy. Pháp sanh lên do nhân/ Như Lai giảng nhân ấy/ Nhân diệt thời Pháp diệt/ Đại Sa-môn nói vậy (4).

Vạn vật đều vô thường, không có gì trường cửu. Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt (5)Tất cả mọi sự vật được cấu thành đều phải hư hoại và diệt vong, thân tâm của chúng ta cũng vậy. Vì thế, cúng dường hoa thơm cũng đừng dính mắc đến sắc và hương, hãy lấy đặc tính sớm nở tối tàn của hoa để khéo tác ý và tu tập. Bởi cứ bám chấp vào những thứ không có thật, chúng sanh mãi đau và khổ không thôi. Cho nên hãy nỗ lực tu tập và nguyện tu mau chứng ngộ quảchân thường giải thoát.

Dẫu biết có thân đây là khổ, tuy nhiên, cũng chính do thân này, người trí sẽ biết tận dụng để tạo thêm nhiều thiện pháp và tu tập, còn kẻ mê thì mải chạy theo dòng đời, mà bản chất của nó vốn dĩ là vô thưng, đi đến hủy diệt, vô hộ, vô chủ, vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả, và thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái (6) Ví như một người thợ làm tràng hoa thiện nghệ, sau khi gom các thứ hoa dồn thành đống lớn, rồi từ đó kết thành nhiều tràng hoa khác nhau, cũng vậy nhờ thân sanh tử này mà chúng ta làm thêm nhiều việc phước. Như từ một đống hoa/ Nhiều tràng hoa được kết/ Cũng vậy, thân sanh tử/ Làm được nhiều thiện sự (7).

Lại nữa, trong các loại hương hoa, chúng chỉ bay thuận theo chiều gió chứ không thể bay ngược lại. Tuy vậy, có một loại hương thơm có thể bay xuôi, bay ngược và cả lên không trung thiên giới nữa, đó chính là hương thơm đức hạnh.

Một buổi chiều nọ, trong khi đang ngồi tư duy quán tưởng, Tôn giả Ānanda chợt nghĩ: Thế Tôn có nói đến ba loại hương rất ưu việt là hương từ rễ cây, hương từ lõi cây và hương từ hoa. Cả ba thứ hương đều bay theo chiều gió. Không biết có thứ hương nào có thể bay ngược gió, hoặc vừa bay thuận vừa bay nghịch gió? Tôn giả đến hỏi Thế Tôn, và Ngài trả lời: Này Ānanda, ở đây nơi thôn quê hay thành thị nào có một nữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say, là người có giới đức, là người có thiện pháp. Tâm đã dứt bỏ sự bỏn sẻn, sự nhiễm ô. Tuy còn tại gia mà có tâm dứt bỏ, xả thí, thỏa thích trong sự bố thí không nhơ bợn, biết thông cảm đến người xin, hoan hỷ chia sớt vật thí đến tất cả mọi người. Thì từ nơi thôn quê hay thành thị đó, cho đến các phương hướng, chư Sa-môn và Bà-la-môn hằng ca tụng rằng: Nơi chốn thôn quê hoặc thành thị đó, có nữ nhân ấy, có nam nhân ấy là người quy y Phật… hoan hỷ chia sớt vật thí đến tất cả mọi người. Này Ānanda, đó là giống hương mà hương của nó bay xuôi lẫn ngược chiều gió vậy. Sau đó, Thế Tôn liền thuyết kệ: Hương các loài hoa thơm/ Không ngược bay chiều gió/ Nhưng hương ngưi đức hạnh/ Ngược gió khắp tung bay (8).

Một hôm, Tôn giả Mahākassapa (Đại Ca-diếp) xuất định sau bảy ngày nhập diệt thọ tưởng định, đi ra ngoài với ý định khất thực. Lúc đó, Thiên chủ Sakka (Ðế Thích) muốn cúng dường Tôn giả, liền biến thành một người thợ dệt già lụm khụm, thiên hậu Sujātā cũng biến thành một bà già. Rồi Sakka dùng thần lực tạo một ngõ hẻm thợ dệt, và ngồi quay sợi. Lúc ấy, Tôn giả Mahākassapa đang đi vào thành, vẫn tâm niệm dành phước cho người nghèo. Ngài nhìn quanh rồi chú ý đến hai ông bà già, nghĩ rằng già cả lụm cụm như thế mà phải làm việc thì hẳn là người nghèo, chỉ cần một vá cơm sớt cho ngài là có thể tế độ cho họ có phước. Do đó Tôn giả tiến đến họ. Hai ông bà ngỏ lời cúng dường đặt vật thực vào bát. Lập tức, phần cúng dường đó tỏa mùi thơm ngát cả kinh thành Rājagaha. Tôn giả thắc mắc sao trông ông lão này yếu đuối thiếu thốn mà thức ăn lại dồi dào như của Thiên chủ Sakka. Khi quán xét biết rõ là Thiên chủ Sakka,  Trưởng lão trách rằng:

– Ông đã cướp đoạt của người nghèo cơ hội tạo công đức.

– Bạch Tôn giả, có người nào nghèo hơn con chăng?

– Sao ông lại nghèo, khi đang hưởng phú quý trên cung trời?

– Bạch Tôn giả, lý do như sau. Trước khi Phật xuất hiện ở thế gian con đã tạo nhiều công đức. Khi Phật xuất hiện ở thế gian, có ba vị trời cùng đẳng cấp với con, vì tạo nhiều công đức nên được nhiều oai lực hơn con. Vậy, bạch Tôn giả, ai nghèo hơn?

– Nếu đúng như thế thì từ đây đừng đánh lừa ta để cúng dường nữa.

– Con có được công đức hay không nếu lừa dối để cúng dường?

– Có, đạo hữu ạ.

– Nếu đúng thế, bạch Tôn giả, con có bổn phận phải tạo nhiều công đức.

Nói xong Sakka chào Trưởng lão, đi nhiễu quanh nói lên câu kệ: Ôi cúng dưng, cúng dường Ba-la-mật, đã khéo dâng ngài Mahākassapa được rồi!

Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên, Thế Tôn nghe Thiên chủ Sakka trong khi bay trên không, đã ba lần ngâm câu kệ trên, khi ấy Thế Tôn liền nói: Ít giá trị hương này/ Hương già-la, chiên-đàn/ Ch hương ngưi đức hạnh/ Tối thượng tỏa thiên giới (9).

Hương đức hạnh của các vị giới đức cao quý khiến cho cả thiên giới phải nghiêng mình kính nể thì nói chi là nhân loại chúng ta. Các ngài an trú trong giới hạnh và tu hành nên càng được kính nể. Hãy học những hạnh lành của các ngài để noi theo tu tập. Tu phải hành, cũng giống như nói là phải làm, chứ nói mà không làm thì lời nói vô dụng, không đem đến kết quả hay lợi ích chi cả, ví như hoa có sắc nhưng chẳng có hương thơm.

Như vậy, dâng hoa cúng dường Tam bảo chính là cơ hội để mình học từ hoa những bài học vô thường, hương thơm đức hạnh, khéo nói thì phải khéo làm… Từ việc dâng hoa cúng dường thường ngày, nếu khéo tác ý thì việc cúng dường ấy cũng trở thành một pháp tu thiết thực, mang đến an lạc cho hàng Phật tử.

Bhik.Samādhipuñño Định Phúc(giacngo)