PHẬT GIÁO NÔNG SƠN
Ổn định - Kế thừa - Phát triển

Quảng Nam: Điểm sáng trong công tác Truyền thông Phật giáo

Ngày Đăng: 18-01-2018

(PGNS)

Cần đẩy mạnh việc phối hợp với Ban TTTT PG tỉnh để cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và nhất là chọn lựa đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên chuyên nghiệp và thường xuyên, có đầy đủ năng lực, uy tín, để thu thập mọi thông tin hoạt động phật sự của Giáo hội địa phương kịp thời đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.

Cách đây trên 2.600 năm, lúc thành đạo khoảng hơn một năm, khi giáo đoàn Tỳ-kheo đã có 60 vị A-la-hán, đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, hãy đi đi, đi khắp nơi, vì lợi lạc và hạnh phúc của số đông, vì lòng từ bi đối với đời, vì hạnh phúc của trời và người; chớ đi hai người chung một đường với nhau. Này các Tỳ-kheo, hãy thuyết giảng giáo pháp cao thượng.” (Kinh Tương Ưng, Thiên I, trang 111).

Từ đó, đạo Phật được lan truyền khắp nước Ấn Độ, các vua Ấn Độ thời Đức Phật và sau Ngài cũng góp công lớn trong việc phát triển đạo Phật, như Tần-bà-sa-la, A-xà- thế, A-dục, Ca-nị-sắc-ca… Đạo Phật được truyền ra nước ngoài, đến các vùng xa xôi, trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới.

Nếu dựa trên bản chất của truyền thông là “quá trình trao đổi thông tin” thì có lẽ Truyền thông Phật giáo đã xuất hiện ngay từ thời đức Phật và đoạn kinh trên cho chúng ta thấy chính đức Phật đã làm nhiệm vụ này rất xuất sắc, điều đó chứng tỏ rằng truyền thông đã xuất hiện từ rất lâu.

Có thể nói: Hoằng pháp và Truyền thông là những phương tiện chủ yếu của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ nhằm đưa Giáo pháp của Như Lai đến với mọi người. Chính vì lẽ đó, sau những hoạt động thành công của ban ngành T.Ư Giáo hội qua các nhiệm kỳ, Ban TTTT T.Ư GHPGVN cũng chính thức thành lập ở nhiệm kỳ đầu tiên (2012-2017).